FCA là gì? Điều kiện giao hàng FCA trong xuất nhập khẩu

FCA thuộc điều kiện nhóm F trong số 11 điều kiện Incoterms (bộ tập hợp tất cả quy tắc của thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên liên quan trong hợp đồng ngoại thương). Điều kiện FCA khá phổ biến và thường được sử dụng trong vận chuyển quốc tế. Vậy thì FCA là gì và những thông tin hữu ích xoay quanh FCA sẽ được đề cập trong bài viết sau đây.

 

Điều kiện FCA là gì?

FCA với tên gọi đầy đủ là Free Carrier tức giao hàng cho người chuyên chở. Hàng hóa sẽ được người bán thông quan cho người mua tại địa điểm đã được chỉ định. Trách nhiệm của người bán sẽ kết thúc khi hàng hóa được giao cho người chuyên chở mà người mua đã thuê. Từ đó, tất cả rủi ro liên quan sẽ chuyển giao từ người bán sang người mua. Trong lĩnh vực buôn bán quốc tế, điều kiện FCA được sử dụng trên đường sắt, đường biển, đường hàng không…

 

điều kiện giao hàng fca
Điều kiện giao hàng FCA là gì

 

Quy định trong điều kiện FCA

Sau khi đã hiểu được FCA là gì, chúng ta sẽ tiến đến tìm hiểu về những quy định của điều kiện giao hàng FCA để có cái nhìn chi tiết hơn.

Phương thức vận tải

Điều kiện FCA có thể áp dụng đa dạng cho nhiều hình thức vận chuyển khác nhau như: đường hàng không, đường biển, đường sắt…

Chấm dứt trách nhiệm giao hàng của người bán

Đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt

Người bán có trách nhiệm sắp xếp hàng hóa lên toa tàu. Sau khi hoàn thành việc sắp xếp, trách nhiệm của người bán kết thúc và nó sẽ chuyển giao cho các nhân viên quản lý của đường sắt. Đối với trường hợp hàng hóa không chứa trong kho thì bên bán chấm dứt trách nhiệm khi hàng hóa được tiếp nhận bởi các đơn vị thu gom hoặc đơn vị được ủy quyền.

Đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ

Trong trường hợp việc bốc dỡ hàng hóa được thực hiện tại cơ sở của người bán thì thời điểm hàng được xếp lên xe người mua, trách nhiệm của bên bán hàng chính thức chấm dứt.

Đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường thuỷ nội địa

Tương tự như những loại hình vận chuyển đã đề cập, trách nhiệm của người bán chấm dứt khi hàng hóa được đưa lên tàu của phía người mua chỉ định tại bến cảng.

Đối với hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển

Nếu hàng hóa được đóng nguyên container thì chúng sẽ được vận chuyển và bốc xếp đến khu vực chuyên dụng của cảng đi. Hàng hóa sau khi đưa vào bến cảng và hoàn tất thủ tục thông quan thì trách nhiệm của phía bán cũng chấm dứt.

Địa điểm giao hàng

Về địa điểm giao hàng trong điều kiện FCA khá đa dạng vì do phía người mua chủ động lựa chọn. Địa điểm có thể là cơ sở của người bán, địa chỉ giao nhận vận tải (nhà xe, nhà kho ngoại quan…), bến cảng, sân bay…

Trách nhiệm thông quan xuất/nhập khẩu hàng hóa

Trong điều kiện giao hàng FCA, nếu có thỏa thuận thì trách nhiệm chuẩn bị giấy tờ thông quan xuất khẩu cho hàng hóa thuộc về người bán. Các chi phí có liên quan trong hai quá trình này có thể kể đến như: Phí cấp giấy phép xuất khẩu, thuế xuất khẩu, các loại phí phát sinh do rào cản thuế quan…

Ngược lại phía bên mua có nghĩa vụ chuẩn bị các thủ tục thông quan nhập khẩu cho hàng hóa và thanh toán một số chi phí như: Phí cấp phép nhập khẩu, phí kiểm tra an ninh hàng hóa cho việc nhập khẩu…

Vận đơn với dấu on-board

Trong một số trường hợp hàng hóa được giao đến một nơi không có cảng thì người chuyên chở không thể cung cấp vận đơn với dấu on-board cho phía người bán. Để giải quyết vấn đề trên, điều kiện FCA đã đưa ra quy định: Người mua hàng có thể chỉ định người chuyên chở cung cấp vận đơn có dấu on-board.

điều kiện fca
Quy định trong điều kiện FCA

 

Nghĩa vụ của các bên liên quan trong điều kiện giao hàng FCA là gì?

 

Nghĩa vụ của người bán

Nghĩa vụ của người mua

 Nghĩa vụ chung

Người bán phụ trách giao hàng hóa, các hóa đơn và giấy tờ liên quan.

Thực hiện thanh toán theo thỏa thuận

Về nghĩa vụ giao hàng

  • Giao hàng bằng hình thức để hàng tại địa điểm thỏa thuận và sắp xếp hàng lên phương tiện vận chuyển.
  • Hay chở hàng đến địa điểm thỏa thuận Người bán có trách nhiệm dỡ hàng khỏi phương tiện vận chuyển.

Người mua tiến hành nhận hàng tại địa điểm đã thỏa thuận

Về quy định rủi ro

Chịu các rủi ro trước thời điểm hoàn thành việc đặt hàng tại nơi chỉ định.

Từ lúc kết thúc thỏa thuận giao hàng, người mua chịu toàn bộ rủi ro.

Về nghĩa vụ vận chuyển

Nghĩa vụ ký và chi trả  hợp đồng vận chuyển không thuộc về người bán. Tuy nhiên, theo yêu cầu của người mua, người bán cung cấp các thông tin liên quan để người mua có thể lập hợp đồng với đơn vị vận chuyển.

Đứng ra ký kết và trả các chi phí cho đơn vị vận chuyển.

Về xuất nhập khẩu và thông quan

Phụ trách thủ tục hải quan và thanh toán phí xuất khẩu cho hàng hóa.

Chuẩn bị giấy tờ liên quan về thủ tục thông quan và nhập khẩu.

Về chi phí

Một số chi phí người bán phải chịu như: Thuế xuất khẩu, chi phí kiểm tra hàng hóa, phí đóng gói…

Người mua chịu mọi chi phí từ thời điểm nhận hàng: tiền hàng, thuế nhập khẩu, phí dỡ hàng, phí phát sinh khi hàng hóa hỏng…

Về kiểm soát hàng hóa

Người bán tiến hành kiểm tra số lượng, nhãn hiệu và đóng gói theo quy chuẩn.

Không phụ trách nghĩa vụ về phần này.

Ưu - nhược điểm của điều kiện giao hàng FCA là gì?

Chúng ta đã có một cái nhìn toàn diện hơn về điều kiện giao hàng FCA, vậy đâu là ưu điểm và khuyết điểm của điều kiện này.

Ưu điểm

Khuyết điểm

  • Người mua chủ động trong khâu vận chuyển vì thế tránh được việc giá vận chuyển bị đẩy cao từ phía bán hàng.
  • Các thủ tục thông quan hàng hóa phức tạp sẽ được người bán sắp xếp nên người mua sẽ không cần lo lắng.
  • Ngoài ra, phía nhà bán cũng có thể nâng giá hàng hóa vì phải chịu nhiều chi phí phát sinh.
  • Phía bán hàng phải chịu khá nhiều rủi ro vì thế giá FCA sẽ khiến người mua cảm thấy khá cao.
  • Trách nhiệm sau khi thông quan xuất khẩu hoàn toàn thuộc về người mua. Vì thế, người mua cần có nhiều kinh nghiệm trong việc vận chuyển và tìm đơn vị vận tải uy tín.

 

FCA và FOB khác nhau như thế nào?

Nội dung so sánh

FCA

FOB

Về phương thức vận tải

Áp dụng được cho tất cả phương thức vận tải trên quốc tế.

Chỉ áp dụng cho vận tải đường biển nội địa hoặc đường biển quốc tế.

Về địa điểm giao hàng

Hàng hóa được giao từ kho người bán hoặc đến địa điểm thỏa thuận của hai bên.

Hàng hóa được đưa lên tàu vận chuyển mà phía người mua chỉ định.

Về địa điểm chuyển giao rủi ro

Trách nhiệm về rủi ro hàng hóa thuộc về người mua sau thời điểm khi hàng hóa được giao.

Rủi ro do người mua hàng chịu trực tiếp khi hàng hóa đưa lên lan can tàu. Sau đó hãng tàu vận chuyển sẽ nhận rủi ro.

 

điều kiện fca
FCA và FOB khác nhau như thế nào?

Sau khi hiểu được FCA là gì và những thông tin liên quan như những quy định của FCA và ưu khuyết điểm của điều kiện này, chúng tôi mong rằng bạn đọc sẽ đưa ra những lựa chọn hợp lý. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về các dịch vụ vận chuyển thì hãy tìm đến Cat Carry để nhận tư vấn chi tiết. Cat Carry luôn cam kết đem lại những dịch vụ vận chuyển chất lượng và nhanh chóng cho bạn.

 

XEM NGAY: Dịch vụ chuyển phát nhanh toàn quốc | CATCARRY

Tin Tức nổi bật

Tuyển dụng cộng tác viên tỉnh 2018

Xem thêm »

Ga hành khách quốc tế Cam Ranh sẽ khai thác bước đầu vào quý 2/2018

Xem thêm »
Gọi điện SMS Chỉ đường