Trọng tải là gì? Cách phân biệt trọng tải và tải trọng xe

Đối với những tài xế điều khiển các phương tiện giao thông và những người làm trong ngành vận chuyển thì trọng tải là một thông số không còn xa lạ. Trọng tải được hiểu là một trong những thông số kỹ thuật cực kỳ quan trọng đối với các phương tiện giao thông. Đặc biệt là đối với những người điều khiển phương tiện thì trọng tải là thông số mà bất kì ai cũng phải hiểu và nắm rõ. Vậy để hiểu thêm về trọng tải là gì? Điểm khác biệt giữa trọng tải và tải trọng là gì? Hãy cùng catcarry.com tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé. 

Tổng quan về tải trọng

Tải trọng là gì?

Tải trọng chính là khối lượng hàng hóa thực tế mà các phương tiện vận tải hiện tại đang chở hoặc vận chuyển. Tải trọng chỉ tính đến khối lượng hàng hóa mà xe đang vận chuyển và được lưu thông trên đường theo đúng quy định của pháp luật mà không bao gồm khối lượng toàn tải, tức là chỉ khối lượng hàng hóa trên xe mà không tính đến xe và người ở trên xe. 

trọng tải là gì
Tải trọng là gì?

Công thức tính tải trọng xe như sau:

Tải trọng = tổng trọng tải - tự trọng xe - số người ngồi trên xe.

Để dễ hiểu hơn về khái niệm này ta có ví dụ sau:

Một chiếc xe được thiết kế có tải trọng 15 tấn, chiếc xe đó đang chở thêm 10 tấn cát ở đằng sau thì lúc này tải trọng chính là 10 tấn hàng mà xe đang chở.

 

***Tìm hiểu thêm hàng fake là gì?

 

Ý nghĩa của tải trọng

Xác định tải trọng của xe trong quá trình phương tiện di chuyển là rất quan trọng. Bởi vì theo quy định của Luật giao thông đường bộ Việt Nam thì mỗi chiếc xe có trọng tải nhất định thì chỉ được chở một số lượng hàng hóa nhất định, như vậy mới đảm bảo được an toàn cho xe và người điều khiển phương tiện.

Thông thường thì các chủ xe và chủ hàng phải xác định cụ thể số tải trọng mà xe chuyên chở trước khi xe di chuyển trên đường. Phòng các trường hợp gặp chốt, các lực lượng chức năng yêu cầu dừng xe lại để kiểm tra dựa vào các thông số của xe để xem thử xe có chở hàng quá quy định cho phép hay không. Nếu như xe chở hàng hóa vượt quá quy định thì sẽ phải chịu mức xử phạt tương ứng.

Ý nghĩa của tải trọng
Ý nghĩa của tải trọng

Bên cạnh đó tải trọng cũng là một trong những yếu tố để chủ xe xem xét khi mua phương tiện phù hợp với khối lượng công việc và hàng hóa mà họ cần vận chuyển sau mỗi chuyến đi. Ngoài ra, chủ xe cũng có thể nắm được tình hình của xe mình khi tham gia giao thông có thể gây ra những tai nạn nguy hiểm hay không.

 

***Tìm hiểu thêm: Door to door service là gì?

 

Quy định về cách tính tải trọng xe theo luật

Theo luật thì tải trọng xe được chia làm 2 loại như sau:

  • Thân rời cụ thể là các loại gắn sơ mi rơ moóc.
  • Thân liền như là các loại xe tải thùng.

Đối với xe thân rời thì có quy định về tải trọng như sau:

  • Nếu tổng số trục thân rời là 3: Tổng trọng lượng của xe quy định ≤ 26 tấn.
  • Nếu tổng số trục thân rời là 4: Tổng trọng lượng của xe quy định ≤ 34 tấn.
  • Nếu tổng số trục thân rời là từ 5 trở lên: Tổng trọng lượng của xe quy định ≤ 40 tấn.

Đối với xe thân liền thì có quy định về tải trọng như sau:

  • Nếu tổng số trục thân liền là 2: Tổng trọng lượng của xe quy định ≤ 16 tấn.
  • Nếu tổng số trục thân liền là 3: Tổng trọng lượng của xe quy định ≤ 24 tấn.
  • Nếu tổng số trục thân liền là 4: Tổng trọng lượng của xe quy định ≤ 30 tấn.
  • Nếu tổng số trục thân liền là 5: Tổng trọng lượng của xe quy định ≤ 34 tấn.

 

***Tìm hiểu thêm: Hàng tồn kho bao gồm những gì?

 

Tổng quan về trọng tải

Trọng tải là gì?

Trọng tải là một trong những yếu tố quan trọng đối với mỗi loại phương tiện. Tuy nhiên, hiện vẫn rất nhiều người nhầm lẫn trọng tải với tải trọng. Vậy trọng tải xe là gì?

Dựa theo khoản 8 điều 3 của nghị định 86/2014 NĐ-CP quy định về trọng tải xe như sau:

Trọng tải chính là khối lượng hàng hóa vận chuyển hoặc số lượng người tối đa mà mà xe được chở theo quy định của nhà sản xuất. Chính vì thế ta hiểu rằng, khi sản xuất ra các loại phương tiện ô tô thì các nhà sản xuất đã tính toán đến khối lượng hàng hóa và số lượng người tối đa mà phương tiện đó có thể chở. 

Trọng tải là gì?
Trọng tải là gì?

Khi xe đảm bảo đúng các quy định về trọng tải thì lúc này, xe sẽ hoạt động một cách tốt hơn, máy móc sẽ hoạt động một cách mạnh mẽ và bền bỉ hơn. Trong trường hợp nếu xe thường xuyên phải chở khối lượng hàng hóa hoặc lượng người quá tải sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của xe và có thể nhanh chóng dẫn đến hỏng xe và tình trạng xe bị xuống cấp.

Các thông số về vận tải sẽ được ghi cụ thể và rõ ràng ở trong giấy tờ hay các hướng dẫn sử dụng của xe. Chính vì thế trước khi đưa phương tiện vào sử dụng thì trước hết phải đảm bảo vận hành xe đúng với quy định.

 

Một số loại trọng tải xe phổ biến

Thông số trọng tải được quan tâm nhiều ở xe tải hơn xe con. Hiện nay có rất nhiều loại xe tải trên thị trường với kích thước và trọng tải khác nhau. Sự đa dạng này sẽ giúp cho người tiêu dùng có thể có thêm nhiều sự lựa chọn cho chính mình. Cụ thể hiện nay có các loại tải trọng dành cho xe ô tô như sau:

  • Đối với trọng tải của xe dưới 5 tấn bao gồm: 1 tấn, 1.4 tấn, 1.5 tấn, 1.9 tấn, 2 tấn, 2.2 tấn, 2.4 tấn, 2.5 tấn, 2.9 tấn, 3 tấn, 3.5 tấn.
  • Đối với trọng tải của xe dưới 10 tấn: 5 tấn, 5.5 tấn, 6 tấn, 6.2 tấn, 6.5 tấn, 7 tấn, 8 tấn, 8.2 tấn, 9 tấn,...
  • Đối với trọng tải của xe trên 10 tấn: 15 tấn, 18 tấn,...

Phân biệt giữa trọng tải và tải trọng

Trọng tải và tải trọng thường rất dễ bị nhầm lẫn với nhau. Vậy điểm khác biệt giữa tải trọng và trọng tải là gì? 

Trước hết, cả 2 thông số này đều đề cập đến tổng khối lượng của hàng hóa. Nếu như trọng tải là số lượng hàng hóa mà xe có khả năng vận chuyển tối đa thì tải trọng chính là tổng khối lượng lượng hàng hóa mà xe hiện tại đang chuyên chở. Cụ thể như sau:

Về điểm giống nhau:

  • Cả tải trọng và trọng tải đều thuộc thuật ngữ được sử dụng trong các lĩnh vực về vận chuyển hàng hóa.
  • Cả 2 thuật ngữ này đều chỉ trọng trọng và khối lượng của hàng hóa.

Về điểm khác nhau:

Tải trọng:

  • Sức chở hàng hóa trong cùng 1 xe do cơ quan nhà nước quy định. Cơ quan sẽ căn cứ vào các thông số của xe để xem xét xe có đi vượt quá quy định cho phép hay không. Nếu xe chở quá quy định cho phép sẽ có biện xử phạt hợp lý.
  • Tải trọng giúp người mua xe có thể chọn loại xe phù hợp với mục đích sử dụng. Hơn thế nữa còn giúp chủ xe có thể xác định được mức hàng hóa vận chuyển tránh vượt quá con số cho phép sẽ ảnh hưởng đến xe và dễ gây ra tình trạng tai nạn giao thông.

Trọng tải: 

  • Sức nặng tối đa cho phép về mặt kỹ thuật của xe do các nhà sản xuất công bố. Khi các cơ quan kiểm định xe thì thông số này sẽ được ghi trong giấy kiểm định an toàn kỹ thuật của phương tiện vận chuyển.

Phân biệt giữa trọng tải và tải trọng
Phân biệt giữa trọng tải và tải trọng

 

Mức phạt đối với xe chở quá tải trọng

Sau đây là một số mức phạt đối với những trường hợp xe chạy quá tải trọng quy định:

  • Xe chở hàng hóa vượt quá mức tải trọng quy định 10% đến 20%: Chịu mức phạt 2 đến 3 triệu đồng và tước đi giấy phép lái xe trong vòng 1 tháng.
  • Xe chở hàng hóa vượt quá mức tải trọng quy định 20% đến 50%: Chịu mức phạt 3 đến 5 triệu đồng và tước đi giấy phép lái xe trong vòng 2 tháng.
  • Xe chở hàng hóa vượt quá mức tải trọng quy định trên 50%: chịu mức phạt 5 đến 7 triệu đồng và tước đi giấy phép lái xe trong vòng 2 tháng.
Mức phạt đối với xe chở quá tải trọng
Mức phạt đối với xe chở quá tải trọng

Hy vọng những thông tin trên đây của Catcarry có thể cung cấp cho quý khách hàng những thông tin cần thiết về trọng tải là gì? Và điểm khác biệt giữa trọng tải và tải trọng là gì? Từ đó có thể giúp cho quý khách hàng chấp hành đúng quy định của pháp luật và lựa chọn xe vận chuyển phù hợp.

Xem ngay: Dịch vụ chuyển phát nhanh toàn quốc | CatCarry

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa đi Campuchia

Tin Tức nổi bật

Cat Carry thông báo thay đổi Giám Đốc Điều Hành

Xem thêm »

Cat Carry thông báo nghỉ lễ Quốc Khánh 2024

Xem thêm »
Gọi điện SMS Chỉ đường